Tra cứu đơn hàng

Nếu có bất kì thắc mắc nào
quý khách vui lòng liên hệ tại đây

Với sự ra mắt của Windows 11, Microsoft đã đặt ra những yêu cầu về TPM trong phần cứng cho phiên bản hệ điều hành mới này trên những thiết bị PC và laptop. Hãy cùng Globalship tìm hiểu xem TPM là gì và vì sao cần thiết cho Windows 11 nhé!

1 TPM là gì?

TPM viết tắt từ Trusted Platform Module, được sở hữu bởi Tập đoàn công nghiệp máy tính Trusted Computing Group (TCG) và được tiêu chuẩn hóa bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC). TPM là tên gọi của một vi mạch (chip) được tạo ra nhằm cung cấp những chức năng an ninh và bảo mật cơ bản. Trên PC hay laptop, TPM được lắp đặt sẵn trên bo mạch chủ hoặc được nâng cấp riêng vào CPU.

TPM là gì?

TPM hiện nay có 2 phiên bản là 1.2 và 2.0. TPM 2.0 được cải tiến và nâng cấp dựa trên phiên bản trước, bao gồm những tính năng cơ bản cũ nhưng được bổ sung nhiều thuật toán và mã khóa an toàn hơn và phạm vi hỗ trợ rộng hơn cho các ứng dụng. TPM bảo vệ các khóa mã hóa và dữ liệu đăng nhập riêng tư của người dùng khỏi những phần mềm độc hại tấn công và sao chép thông tin.

2 Vì sao TPM cần thiết cho Windows 11?

Với số lượng những vụ tấn công an ninh mạng, lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân diễn biến phức tạp hiện nay. Vấn đề bảo mật phần cứng là một trong những điều phức tạp và khó giải quyết hiện nay, nên TPM sẽ trở thành một phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn được một phần những vấn đề này.

TPM 2.0 Windows 11

Microsoft là một trong những tập đoàn ảnh hưởng nặng nề sau những vụ tấn công, vì thế việc đưa TPM vào nhằm cố gắng thực hiện vai trò và nghĩa vụ chủ động đảm bảo an toàn và bảo mật cho người dùng công nghệ. Các máy tính có TPM sẽ hạn chế được nguy cơ tấn công vì mức độ bảo vệ cao hơn.

Microsoft đã bắt đầu yêu cầu chip TPM trong những thiết bị của hãng từ Windows 10, nhưng công ty chưa buộc người dùng và nhiều đối tác thiết bị của mình kích hoạt TPM để hoạt động với Windows nhưng điều đó đã thực sự thay đổi ở Windows 11, nhằm hướng đến độ an toàn và bảo mật tin cậy hơn.

3 Cách kiểm tra máy tính có hỗ trợ TPM 2.0 hay không?

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run

Bước 2: Gõ tpm.msc, nhấn OK

Kiểm tra TPM 2.0

Bước 3: Màn hình hiển thị TPM Manufacturer Information, nếu mục Specification Version = 2.0 thì máy tính được hỗ trợ TPM 2.0

Kiểm tra TPM 2.0

Nếu máy tính không tìm thấy TPM tương thích, màn hình sẽ hiện như hình bên dưới, để bật TPM thì bạn phải điều chỉnh tên BIOS.​Kiểm tra TPM 2.0

Từ khóa:
Bình luận
Bài được đọc nhiều nhất
Chính sách bảo mật và lưu trữ thông tin

04-11-2020

Chính sách bảo mật và lưu trữ thông tin của Globalship.vn

Cách giữ pin smartphone không bị hư sớm

30-07-2022

Để giữ cho pin smartphone không bị chai và đột ngột hư hỏng là ngăn linh kiện sạc đến mức 100% vì tuổi thọ pin phụ thuộc vào số chu kỳ mà nó có.

Á hậu đẹp nhất VTV quanh năm ăn diện kiểu nữ thần công sở, hiếm hoi diện bikini chỉ dám khoe ảnh chụp từ xa

01-08-2022

Không hổ danh là mỹ nhân kín đáo nhất nhì VTV, Á hậu Thuỵ Vân trong hình ảnh mới đây nhất làm người hâm mộ không khỏi thích thú.

Có mẹ và bố dượng chăm chút, con gái Phương Trinh Jolie sành điệu hàng hiệu, mặc đẹp không đợi tuổi

01-08-2022

Chỉ mới 9 tuổi nhưng phong cách ăn mặc của Mia - con gái Phương Trinh Jolie đã được đánh giá là sành điệu hệt tiểu thư

Tản nhiệt nước và tản nhiệt khí: Đâu sẽ là lựa chọn thích hợp cho chiếc PC của bạn?

02-08-2022

Tản nhiệt nước và tản nhiệt khí đều là những bộ tản nhiệt đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Vậy đâu sẽ là lựa chọn thích hợp nhất cho chiếc PC của bạn? Hãy cùng chúng tôi đặt lên bàn cân so sánh tản nhiệt nước và tản nhiệt khí để có câu trả lời nhé.