- 8 thiết bị cải thiện giấc ngủ thông minh 08-07-2021
- Mẹo chăm sóc đôi mắt khỏe đẹp, tránh nếp nhăn và lão hoá sớm 25-08-2021
- Cách phân biệt khẩu trang y tế giả và thật bạn cần phải biết 25-08-2021
- Mẹo trị nứt gót chân hiệu quả ngay tại nhà bạn không nên bỏ lỡ 25-08-2021
- Top 12 thương hiệu khẩu trang tốt nhất, thời trang nhất hiện nay 25-08-2021
Nước ion kiềm được biết đến với những lợi ích vàng đối với sức khỏe. Để bảo quản loại nước uống này đúng cách và vẫn giữ nguyên được hàm lượng chất dinh dưỡng là điều không hề đơn giản. Cùng tham khảo một số bí quyết bảo quản nước ion kiềm đúng cách, hiệu quả trong bài viết này nhé!
1 Lý do phải bảo quản nước ion kiềm
Nước ion kiềm là loại nước có mức độ hoạt động của ion H+ (độ pH) giao động trong khoảng 8.5 - 9.5. Như ta đã biết, nước ion đang dần chiếm được sự tin tưởng của người dùng nhờ vào những ưu điểm vượt trội mà nó đem lại. Thế nhưng nếu bạn vẫn áp dụng cách bảo quản nước uống thông thường như: Dùng bình chứa hở nắp, chất liệu mỏng hay sáng màu,... vào nước ion thì chắc chắn sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có của nó.
Nước ion kiềm chứa rất nhiều các khoáng chất hay các chất chống oxy hóa, nhưng những loại chất này rất nhanh bị biến đổi trong khoảng thời gian ngắn (từ 24 - 48 tiếng) hoặc khi tiếp xúc với không khí. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc kĩ về cách bảo quản để đảm bảo chất lượng nước ion kiềm khi nạp vào cơ thể!
2 Nước ion kiềm để được bao lâu?
Chắc hẳn đây sẽ là câu hỏi được người dùng quan tâm nhất khi sử dụng nước ion kiềm. Câu trả lời của câu hỏi này phụ thuộc chủ yếu vào môi trường mà bạn bảo quản. Nếu bạn bảo quản ở nhiệt độ phòng thì nước chỉ nên sử dụng trong khoảng 24 - 48 giờ. Còn trong trường hợp nước được bảo quản trong tủ lạnh thì thời gian tối đa mà bạn có thể sử dụng sẽ là 5 ngày.
3 Bí quyết bảo quản nước ion kiềm đúng cách, hiệu quả
Để bảo quản nước ion kiềm đúng cách, hiệu quả nhất mà vẫn giữ được những tinh chất quý giá, bạn cần lưu ý những yếu tố sau đây:
Đựng nước ion kiềm trong bình phù hợp
Việc lựa chọn bình đựng phù hợp là một trong những yếu tố tiên quyết trong việc đảm bảo chất lượng của nước ion kiềm. Bạn có thể lựa chọn những loại bình đựng dưới đây để việc bảo quản đạt hiệu quả cao nhất:
-
Bảo quản bằng bình gốm: Đây sẽ là một trong những sự lựa chọn vô cùng lý tưởng bởi chất lượng vật liệu cấu tạo nên bình gốm vô chắc chắn và thường không có phản ứng với các hoạt chất có trong nước kiềm.
-
Bình thủy tinh tối màu: Việc bảo quản nước trong bình thủy tinh tối màu sẽ giúp bạn sử dụng nước được trong khoảng từ 3 - 4 ngày. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý sử dụng thủy tinh tối màu thay cho thủy tinh trong để tránh ánh sáng bên ngoài tác động và cẩn trọng trong quá trình sử dụng để tránh sự cố rơi bể nhé!
-
Bình nhựa nguyên sinh: Bình nhựa cũng là một sự lựa chọn vô cùng thích hợp trong việc bảo quản nước kiềm, nhưng một lời khuyên dành cho bạn là chỉ nên sử dụng các loại bình nhựa an toàn, tránh sử dụng các loại bình nhựa làm nhựa PET, PETE… để đảm bảo sức khỏe nhé!
Thời gian bảo quản nước ion kiềm
-
Nhiệt độ thường: từ 24 - 48 giờ.
-
Nhiệt độ thấp (tủ lạnh): khoảng 5 ngày.
-
Chất lượng của nước sẽ được đảm bảo tốt nhất nếu được sử dụng trong khoảng 24 giờ.
Môi trường bảo quản nước ion kiềm
Môi trường bảo quản sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng vô cùng quan trọng đến chất lượng của nước ion kiềm. Bạn nên lưu ý bảo quản nước ở nhiệt độ thấp, tránh ánh sáng (đặc biệt là ánh sáng mặt trời) và tránh không khí bên ngoài tiếp xúc với nước để đảm bảo các tinh chất quý trong nước không bị biến đổi và mất đi nhé!
4 Lưu ý khi bảo quản nước ion kiềm
Cùng điểm qua những lưu ý khi bảo quản nước ion kiềm để nâng cao sức khỏe nhé!
-
Các nhà sản xuất thường khuyến cáo người dùng nên sử dụng nước ngay sau khi ra lấy từ vòi để giữ nguyên được chất lượng hoặc tránh tích trữ quá nhiều.
-
Trong trường hợp cần tích trữ, người dùng nên sử dụng các vật chứa được sản xuất từ vật liệu phù hợp, tối màu và được đậy kín để tránh được tối đa các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng nước.
-
Vệ sinh các vật chứa như: bình nước, ly uống, ống hút,... thường xuyên để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe.