- Thông tin điện thoại Xiaomi Mi 11 Ultra, con quái vật đến từ thị trường Trung Quốc 18-06-2021
- Tội phạm bây giờ đánh cắp iPhone nhưng không phải để bán lại, mà để đánh cắp tài khoản ngân hàng 18-06-2021
- Mỹ xem xét dự luật cấm Apple cài đặt sẵn các ứng dụng của mình trên iPhone 18-06-2021
- Chân dung Galaxy M32 qua loạt tin rò rỉ mới nhất: Màn hình giọt nước, hiệu năng tốt, pin 6,000 mAh và còn gì nữa? 18-06-2021
- Mua smartphone qua hình thức trực tuyến tăng mạnh 08-07-2021
Thông tin chi tiết của người khai báo y tế bị hiển thị đầy đủ, không được mã hóa và ai cũng có thể xem được, trong khi phần lịch sử di chuyển và sức khỏe lại sai thông tin.
Có quá nhiều ứng dụng y tế khiến người dùng bối rối
“Y tế HCM” là ứng dụng trên smartphone được Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Sở Y tế TP.HCM phát triển, định hướng trở thành phần mềm thống nhất để người dân trên địa bàn sử dụng. Mỗi người khi đăng ký tài khoản sẽ được cấp một mã QR (trên smartphone) hoặc mã số qua tin nhắn điện thoại (nếu dùng máy). Mã này dùng để khai báo y tế, truy lịch sử di chuyển, tình trạng tiêm vắc xin, kết quả xét nghiệm, thông tin theo dõi sức khỏe F0 tại nhà…
Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu triển khai thử nghiệm, nhiều người không khỏi lo lắng khi toàn bộ thông tin cá nhân cung cấp khi đăng ký tài khoản được hiển thị công khai, không có dấu hiệu mã hóa. Những thông tin như họ tên đầy đủ, số điện thoại, địa chỉ cư trú chi tiết đều hiển thị ở dạng văn bản không mã hóa, không có biện pháp giới hạn phương thức tiếp cận nên ai cũng có thể đọc được dữ liệu của người khác.
Bên cạnh đó, chương trình lưu lịch sử di chuyển có lộ trình vô cùng phức tạp dù người dùng chỉ ở nhà, không hề ra ngoài.
Đang nằm nhà, ứng dụng báo ở bệnh viện
Anh N.Đ.L.Q (quận Tân Phú, TP.HCM) cho biết ứng dụng "Y tế HCM" lưu lịch sử khai báo di chuyển của anh từ Trung tâm y tế Phạm Văn Cội (Củ Chi) tới Trung tâm y tế Bình Trị Đông B (quận Bình Tân) chỉ trong chưa đầy một phút, dù trước đó đã “di chuyển” qua Bệnh viện dã chiến Điều trị Covid-19 Đa tầng thuộc quận Tân Bình. Hai trong số các địa điểm khai báo được lưu nói trên ghi anh mắc các triệu chứng Covid-19 như sốt, ho, đau họng, khó thở…, thuộc diện F0 cần theo dõi. Toàn bộ lịch sử di chuyển được hệ thống ghi lại đều không đúng với thực tế và tình trạng sức khỏe cũng hoàn toàn sai.
Không chỉ vậy, nhiều người dùng còn phản ánh tình trạng đăng ký tài khoản và đăng nhập khó khăn khi sử dụng phần mềm này, dù họ đã thử gỡ đi cài lại liên tục. “App còn nhiều lỗi, đăng nhập xong vào update thông tin nhưng không chọn được quốc gia, cũng không bỏ qua được bước này”, người dùng có tên Jin Nguyễn than phiền. Thậm chí một số trường hợp còn gặp tình trạng không thể cài lên máy hoặc ứng dụng lỗi ngay khi khởi động.
"Y tế HCM" có cả phiên bản Android lẫn iOS nhưng đều nhận đánh giá chưa cao. Trên gian ứng dụng Play Store dành cho Android, phần mềm chỉ được 1,7 sao trên tổng điểm 5 sao sau khi có hơn 100.000 lượt tải về. Trong khi đó, App Store cho iOS ghi nhận mức điểm 3,1 sao từ 107 lượt đánh giá của người dùng, lượng bình luận phàn nàn chất lượng chưa cao vẫn nhiều.
Đa phần đánh giá chất lượng phần mềm chưa cao trên cả nền tảng Android lẫn iOS |
Một chuyên gia bảo mật sau khi khai báo thông tin trên phần mềm "Y tế HCM" xác nhận các thông tin khai báo của anh cũng bị công khai, lịch trình đi lại cũng không chính xác. “Tôi ở nhà nhưng lộ trình di chuyển của tôi qua 3 quận, huyện, "thăm" từ trung tâm y tế tới bệnh viện mà thời gian khai báo cách nhau chỉ vài chục giây, chưa đầy một phút”, anh nói.