- Tìm hiểu ống kính Wide góc rộng, Macro, Fisheye, Tilt-Shift là gì? 06-07-2021
- Các cổng kết nối thường thấy trên máy ảnh 06-09-2021
- Máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh cơ là gì? So sánh máy ảnh cơ và máy ảnh kỹ thuật số 06-09-2021
- Wifi, NFC, Bluetooth, GPS trên máy ảnh dùng để làm gì? 06-09-2021
- Bộ xử lý DIGIC trên máy ảnh Canon là gì? 06-09-2021
Chụp ảnh Macro là kiểu chụp cơ bản mà hầu hết những người mới bắt đầu đều biết vì nó khá dễ dàng. Tuy nhiên, làm thế nào để chọn được một ống kính để phù hợp với chụp ảnh macro thì không dễ dàng
1Chụp ảnh macro là gì?
Thể loại chụp ảnh Macro được phát minh bởi nhiếp ảnh gia người Đức Fritz Goro với mục đích ban đầu là để phục vụ nghiên cứu khoa học. Macro dịch ra tiếng Việt là "vĩ mô", có nghĩa là to lớn, ý là phóng đại những chủ thể nhỏ lớn lên để dễ quan sát.
Chụp macro là chụp cận cảnh với đối tượng trong ảnh được phóng to bằng hoặc lớn hơn đối tượng bên ngoài thực tế. Chụp macro luôn là thể loại chụp ảnh mang lại nhiều điều thích thú cho những ai lần đầu chụp. Bởi lẽ, chụp macro luôn đòi hỏi người chụp phải có niềm đam mê và sự kiên trì nhất định mới đem lại kết quả tốt nhất.
2Các tiêu chí để có một bức ảnh macro đẹp
Chọn đối tượng chụp
Trong nghệ thuật chụp ảnh macro, chúng ta có rất nhiều chủ đề để lựa chọn, ví dụ như: thiên nhiên, nữ trang, chất liệu, bộ phận cơ khí hay các bộ phận con người,...
Hãy nhớ rằng, đối tượng được chụp ảnh macro chiếm tối thiểu 75% khuôn hình. Bởi vì chụp cận cảnh với macro có mục đích chính là thu hút người xem về một đối tượng, giới thiệu đối tượng, làm cho sự vật có thể bình thường ở ngoài tự nhiên nhưng không hề tầm thường trong nghệ thuật ảnh macro.
Chọn ống kính (lens) phù hợp
Đối với việc chọn thiết bị kỹ thuật, việc chọn tỷ lệ phóng đại của ống kính macro là yếu tố cực kỳ quan trọng. Ống kính macro có tỷ lệ phóng đại đạt chuẩn là 1:1, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1:1 đồng nghĩa với việc ống kính này không phải là ống kính macro.
Một ống kính có tỷ lệ 1:1 cho phép bạn chụp gần và chụp đối tượng ở kích thước thực. Độ phóng đại tất nhiên bị ảnh hưởng bởi khoảng cách. Bạn có thể sử dụng hầu hết các ống kính macro để chụp ảnh cây từ xa nhưng bạn không đạt được tỷ lệ 1:1 đó cho đến khi bạn ở gần. Một ống kính macro sẽ đạt được tỷ lệ đó ở khoảng cách lấy nét tối thiểu.
Khoảng cách lấy nét tối thiểu
Khoảng cách lấy nét tối thiểu sẽ được liệt kê trong thông số kỹ thuật của ống kính và nó chỉ đơn giản cho biết mức độ bạn có thể đến gần đối tượng và vẫn lấy nét. Để đạt được tỷ lệ tối đa như tỷ lệ 1:1, bạn sẽ cần phải ở gần đối tượng như ống kính cho phép hoặc ngay tại khoảng cách lấy nét tối thiểu đó.
Do thiết kế của ống kính, nên một số ống kính chỉ có thể tập trung vào các vật thể rất gần. Một ống kính macro sẽ tập trung vào các vật ở phía trước ống kính hơn so với ống kính bình thường.
Khi nói đến khoảng cách lấy nét tối thiểu, độ dài tiêu cự của ống kính cũng rất quan trọng. Một số ống kính 35mm cần khoảng cách lấy nét tối thiểu rất nhỏ chỉ vài inch để đạt được tỷ lệ macro 1:1. Tuy nhiên, một số ống kính 200mm có thể đạt được tỷ lệ đó từ một vài feet, nhờ vào khả năng phóng to của ống kính.
Độ sâu trường ảnh
Sự khác biệt lớn nhất giữa ảnh macro và ảnh chân dung/phong cảnh thông thường là ở độ sâu trường ảnh (DOF) mà bạn tạo ra. Để chụp chủ đề macro có độ sắc nét sâu, bạn cần sử dụng khẩu độ rất nhỏ như F/16 - F/22.
Nếu muốn nét toàn bộ đối tượng như bình nước hoa, con bọ, con sâu,... bạn cần phải dùng kỹ thuật Stacking Focus để xếp chồng nhiều bức ảnh có điểm nét khác nhau, chồng hàng loạt hình lại bằng phần mềm.
Chân máy ảnh
Trong kỹ thuật chụp cận cảnh với macro, bạn nên đầu tư cho mình một chân máy ảnh (tripod hoặc monopod) để tránh tình trạng bị out nét do run tay. Đối với nghệ thuật chụp ảnh macro, chỉ cần một hơi thở nhẹ hoặc một chút run máy cũng có thể vì như một cơn địa chấn đối với chủ thể được chụp.
Tốc độ bấm máy
Bạn hãy cố gắng học cách kiểm soát tốc độ bấm máy của bản thân vì chỉ thể chụp không phải lúc nào cũng ở dạng tĩnh. Đặc biệt là khi bạn chụp đối tượng côn trùng - chủ thể khó nắm bắt.
Nếu chủ thể đang ở trạng thái động, bạn nên bấm máy thật nhanh để bắt được tư thể, góc ảnh đẹp lí tưởng.
Ánh sáng
Bóng tối đôi khi được xem là góc khuất tuyệt vời trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Nhưng đôi khi, chính nó lại là kẻ thù giết chết một khuôn hình.
Trong nghệ thuật chụp macro, ánh sáng là điều hết sức cần thiết. Đôi khi, giữa ánh sáng gay gắt của nắng ban trưa nhưng bạn vẫn phải bật flash hoặc các thiết bị hỗ trợ ánh sáng khác để cung cấp đầy đủ ánh sáng cho vật thể được chụp.
Lời khuyên cho bạn là hãy sữ dụng một miếng tản sáng. Thiết bị này sẽ giúp ánh sáng đèn flash trở nên "mềm hơn", tự nhiên hơn. Ánh sáng là chìa khoá cho một bức ảnh nói chung và cách riêng để ảnh chụp macro được thành công.
3Tư vấn ống kính phù hợp chụp macro
Ống kính macro góc rộng hay tele?
Ống kính macro có sẵn trong một số độ dài tiêu cự khác nhau. Bạn có thể chọn một ống kính macro góc rộng như 35mm, tiêu chuẩn như 50mm hoặc tele như 300mm.
Ống kính gốc rộng tất nhiên khi chụp sẽ cho góc nhìn rộng hơn. Bạn sẽ có được nhiều cảnh hơn trong cảnh quay. Nhưng bạn cũng cần phải tiến gần chủ thể hơn để đạt được tỷ lệ 1:1 đó.
Nếu bạn đang chụp ảnh côn trùng hoặc những sinh vật khác, thật khó để lại gần mà không làm chúng sợ. Nhưng đối với một số đối tượng khác, một ống kính góc rộng có thể hoạt động tốt.
Ống kính tele bỏ qua nền bên ngoài mà chỉ tập trung vào chủ thể. Đây là ý hay để giữ chủ thể trong tiêu cự nhất định. Nhưng giá thành của ống kính này khá mắc.
Ống kính macro cố định hay là zoom?
Giống như các ống kính khác, ống kính macro có độ dài tiêu cự cố định (chúng không thể phóng to hoặc thu nhỏ) hoặc ống kính zoom bao phủ một phạm vi độ dài tiêu cự.
Những lợi ích của ống kính zoom rất dễ thấy. Chúng có thể bao gồm một loạt các tiêu điểm, chúng cũng có thể theo dõi một đối tượng chuyển động, chẳng hạn như chụp ảnh macro côn trùng. Nhưng giá ống kính zoom khá mắc.
Các ống kính cố định thường có giá thành rẻ hơn và có rất nhiều đối tượng chụp macro là đứng yên. Ống kính cố định hoặc ống kính một tiêu cự cũng có xu hướng khẩu độ tối đa rộng hơn. Thông thường không thể chụp ở khẩu độ F/1.8 bằng ống kính tele, ít nhất là không phải tốn kha khá tiền.
Khẩu độ tối đa của ống kính
Khẩu độ tối đa bạn có thể sử dụng được xác định bởi ống kính. Một số ống kính cho phép bạn chụp rộng tới F/1.8 hoặc thậm chí là F/1.4. Các ống kính ít tốn kém hơn hay có tiêu cự dài hơn thường có khẩu độ hẹp hơn, như F/3.6.
Khẩu độ xác định độ sâu trường ảnh hoặc mức độ ảnh được lấy nét và F/1.8 cho kết quả hậu cảnh rất mờ. Nhưng khẩu độ không phải là thứ duy nhất đóng vai trò quan trọng trong độ sâu trường ảnh.
Khoảng cách giữa máy ảnh và chủ thể cũng đóng một vai trò không thể thiếu. Bạn càng gần đối tượng, nền sẽ càng mờ. Tất nhiên, khi chụp macro, bạn đang tiến rất gần chủ thể. Kết hợp điều đó với khẩu độ F/1.8 thì chỉ một phần rất nhỏ của hỉnh ảnh sẽ được lấy nét.
Khi chụp macro, tốt hơn là sử dụng khẩu độ hẹp hơn để giữ đối tượng hoàn toàn trong tiêu điểm. Khẩu độ rộng hơn có thể được sử dụng để làm mờ hậu cảnh, nhưng ở F/1.8 thường quá rộng đối với ảnh macro.
Điều đó có nghĩa là nếu đang mua một ống kính để sử dụng chỉ để chụp macro, bạn có thể tiết kiệm một chút tiền bạc nếu bạn chọn F/3.6. Tất nhiên, hầu hết các ống kính macro không chỉ để chụp ảnh macro. Các khẩu độ thấp hơn sẽ có ích để làm mờ hậu cảnh trên ảnh chân dung hoặc chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng hạn chế.
Tóm lại, ống kính macro là một bổ sung tuyệt vời cho bất kỳ bộ ảnh của nhiếp ảnh gia. Hãy tìm một ống kính có ít nhất tỷ lệ 1:1 để có được ảnh cận cảnh cực cao.
Đồng thời, xem xét khoảng cách lấy nét tối thiểu, cũng như độ dài tiêu cự của ống kính. Ống kính cố định ít tốn kém hơn ống kính zoom, nhưng chúng sẽ khó sử dụng hơn một chút với các đối tượng chuyển động như côn trùng.
Khẩu độ tối đa sẽ có ích khi chụp trong điều kiện thiếu ánh sáng yếu hoặc làm mờ hậu cảnh, nhưng chúng khó sử dụng trong chụp ảnh macro. Tốt hơn hãy sử dụng khẩu độ hẹp hơn một chút để giữ đối tượng ở trong tiêu cự.
Hãy suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi chọn mua cho mình một ống kính.
4Một số mẹo khi chụp ảnh macro
-
Khi chụp ảnh macro thì độ sâu trường ảnh rất thấp và bạn chỉ có thể lấy nét chủ thể. Chỉ cần run tay một chút thôi là có thể làm hư một bức ảnh đẹp. Vì thế hãy dùng chân máy ảnh và đừng thay đổi vị trí khi chụp.
-
Để hạn chế sự chuyển động của chủ thể, bạn hãy tăng tốc độ màn trập lên. Trong trường hợp sử dụng tốc độ màn trập nhanh và ảnh bị thiếu ánh sáng thì hãy mở thêm khẩu độ. Nếu vẫn không được thì đừng giảm tốc độ màn trập mà hãy mở đèn flash.
-
Việc mở khẩu độ sẽ cho thêm ánh sáng đi qua ống kính, đồng nghĩa sẽ làm giảm độ sâu trường ảnh. Vì thế hãy chọn khẩu độ phù hợp.
-
Chọn cảnh nền phù hợp. Nếu nền quá sáng hãy đóng bớt khẩu độ, không được thì bạn hãy chuyển vị trí chụp.
-
Tránh sử dụng tốc độ ISO cao vì như vậy sẽ làm ảnh bị nhiễu. Hãy sử dụng ISO thấp nhất có thể.
-
Bạn cũng nên tránh sử dụng chế độ lấy nét tự động AutoFocus mà thay vào đó là lấy nét thủ công để có tấm ảnh đẹp nhất.